Đọc bản vẽ kỹ thuật cơ khí là hiểu rõ hình dạng Khối của chi tiết theo các hình biểu diễn trên bản vẽ, xác định kích thước của chi tiết, dung sai kích thước lắp ghép, nhám bề mặt, Vật liệu chế tạo chi tiết, số lượng, các số liệu khác có trên bản vẽ.
Trình tự cách đọc một bản vẽ chế tạo chi tiết máy.
1. Đọc khung tên của bản vẽ: xác định được các thông số như tên gọi chi tiết, vật liệu chế tạo, Số lượng, tỷ lệ biểu diễn, ký hiệu bản vẽ.
2. Đọc và phân tích hình biểu diễn: Xác định xem bản vẽ có những hình chiếu nào và hình chiếu nào là hình chiếu chính. Phân tích hình chiếu trong sự liên quan giữa chúng và xác định hình dạng của chi tiết một cách tỉ mỉ.
3. Đọc và phân tích các thông số kích thước: Phân tích theo bản vẽ kích thước của chi tiết và các phần tử của nó. xác định đâu là kích thước lắp ghép, kích thước yêu cầu gia công chính xác, các chuỗi kích thước...
4. Xác định độ nhám bề mặt của chi tiết gia công nếu hình biểu diễn không ghi độ nhám thì chúng được ghi ở góc trên bên phải của bản vẽ. Việc xác định các thông số dung sai kích thước và độ nhám bề mặt là rất quan trọng, Thông qua đó ta phải chọn các phương pháp gia công và biện pháp công nghệ để gia công đảm bảo kích thước và độ nhám yêu cầu.
5. Đọc các yêu cầu kỹ thuật.
6. Mục tiêu cuối cùng của việc đọc một bản vẽ kỹ thuật là chúng ta xác định được hình dáng thực của chi tiết, các bước chế tạo, các biện pháp công nghệ, các phương pháp gia công để đạt được các thông số mà bản vẽ yêu cầu. Trong quá trình đọc bản vẽ lên tự đặt câu hỏi rằng chi tiết này dùng để làm gì, tại sao các vị trí đó có dung sai kích như vậy, tại sao lại yêu cầu dung sai vị trí tương quan, tại sao độ nhám tại vị trí đó là như vậy. và làm thể nào để chế tạo được chi tiết này. Khi đi giải quyết được những câu hỏi đó, thì chúng ta mới thực sự hiểu hết các yêu cầu bản vẽ kỹ thuật.
6. Mục tiêu cuối cùng của việc đọc một bản vẽ kỹ thuật là chúng ta xác định được hình dáng thực của chi tiết, các bước chế tạo, các biện pháp công nghệ, các phương pháp gia công để đạt được các thông số mà bản vẽ yêu cầu. Trong quá trình đọc bản vẽ lên tự đặt câu hỏi rằng chi tiết này dùng để làm gì, tại sao các vị trí đó có dung sai kích như vậy, tại sao lại yêu cầu dung sai vị trí tương quan, tại sao độ nhám tại vị trí đó là như vậy. và làm thể nào để chế tạo được chi tiết này. Khi đi giải quyết được những câu hỏi đó, thì chúng ta mới thực sự hiểu hết các yêu cầu bản vẽ kỹ thuật.
Trình tự cách đọc bản vẽ kỹ thuật lắp và tách chi tiết.
Bước 1: Tìm hiểu cơ bản và khái quát về bản vẽ
Xét phương pháp sử dụng, khung tên, bảng kê và các yêu cầu kỹ thuật, để bước đầu nắm được nguyên lý, tính năng làm việc của vật lắp.
Bước 2: Phân tích các hình vẽ trên bản vẽ lắp
Nghiên cứu các hình biểu diễn trình bày trên bản vẽ lắp qua các hình cắt, mặt cắt… hiểu rõ quan hệ lắp ráp và làm việc của chi tiết máy. Từ đó bước đầu hình dung hình dạng cơ bản của chi tiết lắp.
Bước 3: Nghiên cứu kỹ chi tiết cần phải vẽ tách
Từ ký hiệu vị trí, các kích thước lắp chung với các phân tử lắp, cùng các hình dạng sẵn có tương đương trên bản lắp, kết hợp với các tài liệu tra khảo, thiết kế (sổ tay)… vẽ phác các chi tiết cần tách
Bước 4: Kiểm tra toàn bộ vật lắp
Trong bước cuối cùng này, người đọc lần nữa khái quát toàn bộ vật lắp để đi tới những kết quả cuối cùng để có thể thực hiện việc vẽ tách các chi tiết và lập bản vẽ công nghiệp tiếp theo.
Để vẽ tách và hiểu đúng các chi tiết trong kết cấu vật lắp nhất thiết người vẽ phải biết đọc và nắm vững bản vẽ lắp, các quan hệ lắp ráp chi tiết theo các trình tự các bước vừa kể trên.
- Khi vẽ, người vẽ cần có đầy đủ trong tay các tài liệu, tiêu chuẩn cần thiết liên quan tới việc thiết kế bản chi tiết cần tách.
- Hình dung chi tiết cần tách, chọn phương pháp biểu diễn và các hình biểu diễn tối ưu về các mặt kỹ thuật biểu diễn cũng như số lượng hình biểu diễn.
- Ghi rõ ràng kích thước cho chi tiết tách cần chú ý công nghệ chế tạo, đặc biệt các quan hệ của chi tiết được tách với các chi tiết liên quan khác của vật lắp. Cuối cùng ghi các yêu cầu kỹ thuật cho chi tiết.
Để đọc bản vẽ kỹ thuật ngoài việc trang bị cho mình kiến thức cơ bản và nắm vững bản vẽ. Bạn cần có sự tìm hiểu và học hỏi thêm ở những chuyên gia giỏi để có sự hiểu biết chính xác nhất. Và đặc biệt chúng ta lên có những trải nghiệm thực tế tại các nhà máy chế tạo cơ khí.
Đặc biệt mọi người có thể tham khảo Bộ tài liệu Vẽ Kỹ thuật cơ khí, bao gồm đầy đủ sách giáo khoa, bài tập, sách các bản vẽ mẫu của nga.... để mọi người tham khảo và rèn luyện kỹ năng đọc và hiểu bản vẽ kỹ thuật của mình.
Download miễn phí: Bộ sách vẽ kỹ thuật cơ khí chọn Lọc
Tài liệu gồm file pdf giáo trình, file bản vẽ, file thực hành cực kỳ chi tiết, chỉ cần chịu khó theo dõi và học theo các tài liệu này là bạn đã có khả năng tương đối về xử lý bản vẽ kỹ thuật.