Bảo trì bơm hút bùn là việc nên được diễn ra thường xuyên và theo định kỳ để đảm bảo chiếc máy bơm bùn của bạn đang hoạt động trong tình trạng tốt nhất. GMEK xin chia sẻ bài viết về các bước bảo trì phòng ngừa sự cố phát sinh từ máy bơm bùn phổ biến nhất, bất kể là thương hiệu nào. Danh sách này dựa trên các sự cố phát sinh phổ biến nhất mà người dùng thường gặp khi vận hành một máy bơm bùn.
CÁC BƯỚC BẢO TRÌ BƠM BÙN ĐÚNG CÁCH
BƯỚC #1: KIỂM TRA DÂY CUROA.
Khi nào bạn nên kiểm tra dây curoa của bơm bùn?
Nếu máy bơm bùn được truyền động bằng dây curoa, vui lòng kiểm tra độ căng của dây tối thiểu mỗi quý một lần. Dây curoa quá chặt sẽ gây ra hư hỏng cho ổ trục động cơ và một khi ổ trục đó bị hỏng thì vòng bi (bạc đạn) sẽ bắt đầu hư hỏng bên trong bơm. Dây curoa khi được vận hành khi quá lỏng sẽ gây ra hiệu suất kém và gây trượt làm ảnh hưởng hư hỏng đến các dây curoa.
* Lưu ý thêm phải kiểm tra dây curoa mới từ 5 – 7 ngày sau khi lắp đặt để đảm bảo độ căng thích hợp.
BƯỚC #2: KIỂM TRA DẦU
Khi nào bạn cần kiểm tra dầu của bơm bùn?
Nếu máy bơm hút bùn của bạn đang dùng dầu nhớt để làm mát, vui lòng kiểm tra định kỳ để đảm bảo không có nước hoặc tạp chất khác lẫn trong dầu. Nếu phốt của bơm vẫn hoạt động ổn, thay dầu nhớt định kì sẽ giúp tăng tuổi thọ của bất kỳ máy bơm nào
BƯỚC # 3: KIỂM TRA KHE HỞ NGOÀI CÁNH.
Hiệu suất tốt nhất đạt được bằng cách thỉnh thoảng kiểm tra khe hở ngoài cánh. Tham khảo hướng dẫn để kiểm tra khoảng hở một cách thích hợp. Khi kiểm tra khoảng hở cũng cần kiểm tra thêm sự mài mòn trong bánh công tác và các bộ phận trong đầu bơm hút bùn khác.
Lớp bảo vệ trong các bộ thân bơm khi bị mài mòn có thể làm cho độ hở tăng lên gây nên hao hụt trong hiệu suất.
Sự mài mòn có thể được gây ra bởi sự mài mòn của lưu chất được bơm hoặc do vận hành bơm quá mức đường cong hiệu suất được thiết kế cho máy bơm.
BƯỚC # 4: CÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ YÊU CẦU KHI TIẾN HÀNH BẢO TRÌ BƠM BÙN
Đôi khi các hệ thống khai thác và quy trình vận hành thay đổi về thiết kế, công suất v.v… nhưng chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng các thiết bị tương tự mà không xem xét đến các thay đổi đối với quy trình vận hành có thể đã được thực hiện trong hệ thống khai thác.
Đối với vấn đề này, cách giải quyết tốt nhất nên thực hiện là cài đặt các đồng hồ đo áp suất và lưu lượng kế trên đường xả của các máy bơm. Bạn có thể lấy áp suất hiển thị và nhân nó với 2,31 để biết được TDH (total dynamic head-cột áp động tổng) tương đối. Sau đó, bạn có thể lấy TDH đó cùng với lưu lượng đo được và xem máy bơm của bạn có chạy gần BEP (best efficiency point-điểm hiệu suất cao nhất) trên đường cơ của bơm không. Nếu không, xin vui lòng liên hệ với nhà cung cấp của bạn.
BƯỚC # 5: QUẢN LÝ NHIỆT ĐỘ KHI VẬN HÀNH BƠM BÙN
Cảm biến nhiệt độ được cung cấp với máy bơm chìm của chúng tôi để bảo vệ động cơ. Mỗi hướng dẫn được cung cấp với máy bơm sẽ phác thảo cách nối và theo dõi các cảm biến nhiệt độ trong vòng đời tối đa.
Tại sao bạn cần quan tâm tới nhiệt độ của bơm bùn?
Nếu động cơ quá nóng, các cảm biến sẽ tự động ngắt và bơm sẽ ngừng hoạt động cho đến khi động cơ nguội đi. Nếu không có cảm biến, hoặc cảm biến không được kết nối máy bơm sẽ có nguy cơ bị cháy động cơ.
Khi nào bạn cần kiểm tra nhiệt độ bơm bùn của bạn?
Máy bơm trục ngang và bơm trục đứng dạng cantilever cần phải kiểm tra nhiệt độ của vòng bi hàng tuần trong khi máy bơm đang hoạt động. Sử dụng súng nhiệt độ để kiểm tra nhiệt độ vỏ ổ trục ở gần nhất với ổ đỡ.
Bơm bùn nên được vận hành ở nhiệt độ nào?
Trong khi hầu hết các vòng bi của bơm chạy trong phạm vi 140 đến 170 độ F, khuyến nghị người dùng không bao giờ cho phép nhiệt độ vượt quá tối đa 200 độ F (khoảng 94 độ C). Nhiệt độ ở vòng bi cao có thể là một dấu hiệu của quá nhiều mỡ bôi trơn hoặc ổ trục bắt đầu có vần đề.
BƯỚC # 6: THEO DÕI BẠC ĐẠN ĐẦU BƠM HÚT BÙN
Sử dụng một số thiết bị đo rung chấn sẽ cho chúng ta biết nếu bạc đạn bắt đầu có dấu hiệu bị hư hỏng.
Phân tích rung chấn nên được thực hiện bởi các kỹ sư/kỹ thuật viên có trình độ và được đào tạo có kinh nghiệm với loại công việc này.
Giám sát độ rung chấn phù hợp sẽ cung cấp cho đội vận hành nhiều thông tin hữu ích có thể làm tăng MTBF (mean time between failures-thời gian trung bình giữa hai lỗi) và cải thiện hiệu suất của máy bơm. Tham khảo hướng dẫn giám sát rung chấn của Hydraulic Institute (Viện Thủy Lực Mỹ) đối với các máy bơm trục đứng, trục ngang và máy bơm chìm để biết được giới hạn phù hợp.