1. Sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện là việc phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt các chi tiết cần che phủ. Có 02 loại chất dẻo phổ biến là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn. Các loại nhựa nhiêt dẻo là các chất hình thành một lớp phủ mà không cần phải trải qua quá trình biến đổi cấu trúc phân tử (như polyetylen, polypropylene, nylon, polyvinyclorua và nhựa nhiệt dẻo polyyeste). Các loại nhựa nhiệt rắn xếp chéo qua nhau tạo ra một lớp màng vĩnh cửu chịu nhiệt và sẽ không bị tan chảy lại (epoxy, hybrit, uretan polyester, acrylic, polyester triglycidyl isoxyanuric (TGIC))…
Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột và khi sử dụng nó sẽ được tích một điện tích (+) khi đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng giữa bột sơn và vật sơn.
Công nghệ sơn tĩnh điện (Electrostatic Power Coating Technology), đượcTS. Erwin Gemmer phát minh vào đầu thập niên 1950
2. Các dạng sơn tĩnh điện
Có hai dạng sơn tĩnh điện là dạng khô và dạng ướt:
Sơn tĩnh điện dạng khô (sơn bột): Là dạng phun bột trực tiếp không pha, được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại như sắt thép, nhôm, inox...
Sơn tĩnh điện dạng ướt (sử dụng dung môi): Là dạng pha bột với dung môi hoặc nước, được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại, nhựa gỗ...
Hiện nay, sơn tĩnh điện dạng bột thường được sử dụng phổ biến hơn. Vì Sơn tĩnh điện dạng bột độ che phủ và tiết kiểm sơn hơn sơn tĩnh điện dạng ướt
3. Nguyên lý hoạt động của quá trình công nghệ Sơn tĩnh điện
Công nghệ sơn tĩnh điện sử dụng nguyên lý điện tử để tạo ra sự bám dính cho màng sơn. Lớp sơn sẽ được phủ lên trên bề mặt vật liệu bằng một loại súng phun sơn đặc biệt để khi bột sơn đi qua súng sẽ được đun nóng và tích điện dương (+) tại đầu kim phun, sau đó đi qua kim phun và di chuyển theo điện trường để đến tới vật liệu sơn đã tích điện âm (-). Lúc này, nhờ vào lực hút giữa các ion điện tích, bột sơn từ từ bám vào quanh vật liệu sơn. Phương pháp này giúp cho bột sơn được rải đều quanh vật liệu, và có thể di chuyển vào hầu hết các bề mặt bị khuất.
4. Các Ưu điểm của công nghệ sơn tĩnh điện
- Công nghệ sơn tĩnh điện giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian thi công
- Với đặc tính đơn giản, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng sơn tĩnh điện rất dễ dàng. Quy trình sơn có thể được thực hiện tự động hóa dễ dàng (dùng hệ thống phun sơn bằng súng tự động) giúp tiết kiệm rất nhiều nhân công. Bột sơn cũng rất dễ dàng vệ sinh khi vô tình bám lên người hoặc các thiết bị khác trong quá trình thi công mà không cần dùng bất cứ loại dung môi nào như đối với sơn nước.
- Công nghệ sơn tĩnh điện được đánh giá là tạo ra lớp sơn phủ dày gấp đôi so với các loại sơn khác nên thường có tuổi thọ thành phẩm lâu dài, có độ bóng cao, màu sắc chuẩn và rất phong phú. Lớp sơn tĩnh điện có chất lượng tốt sẽ rất bền bỉ, không bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết trong thời gian dài.
- Độ an toàn cao: Thành phần chủ yếu của bột sơn tĩnh điện là nhựa, bột màu và chất phụ gia, bột sơn là 1 chất rắn và không dễ bay hơi trong không khí, do đó, nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe, không như các loại sơn thông thường có chứa dung môi độc hại và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Khi thao tác sơn, người thợ sơn hoàn toàn có thể tránh tiếp xúc trực tiếp với bột sơn bằng những biện pháp phòng hộ lao động đơn giản như sử dụng khẩu trang, găng tay, kính chắn, mặc quần áo dài...
5. Hướng dẫn sơn tĩnh điện
Bước 1: Xử lý bề mặt sơn
Xử lý bề mặt sơn giúp đảm bảo tạo cho bột sơn có độ bám dính tốt hơn, lên màu đẹp và có độ bền chắc cao hơn. Tại bước này, các tạp chất trên bề mặt vật liệu sơn như gỉ sét, dầu mỡ, chất bẩn và các tạp chất hữu cơ khác sẽ được loại bỏ để bề mặt vật liệu tiếp xúc với sơn được tốt hơn. Thông thường người ta sẽ dùng phương pháp xử lý bề mặt bằng những hóa chất chuyên dụng được chứa trong các hệ thống bể, bao gồm các bể sau: Bể tẩy dầu mỡ.Bể tẩy gỉ sét, bể nước sạch, bể định hình bề mặt, bể photphat hóa bề mặt, bể thụ động hóa sản phẩm.
Phân chia vật liệu theo chất liệu, màu sắc và đơn hàng, sau đó được đưa vào lưới thép không gỉ rồi lần lượt được nhúng vào các bể xử lý bề mặt. Thời gian ngâm sản phẩ trong bể hóa chất sẽ tùy thuộc vào chất liệu của vật liệu sơn và sản phẩm phải được nâng lên, hạ xuống ít nhất 2 - 3 lần.
Sản phẩm sau khi xử lý bề mặt sẽ được đưa vào lò sấy khô. Tại đây, vật liệu sơn được sấy ở nhiệt độ tối đa là 120oC trong 10 - 15 phút để làm khô hơi nước. Sản phẩm sau khi xử lý phải để nơi khô, thoáng, không bị nước, hóa chất nhiễm vào.
Bước 2: Phun sơn tĩnh điện
Quá trình phun sơn tĩnh điện sẽ được diễn ra trong buồng sơn. Buồng phun sơn không chỉ có vai trò đảm bảo sơn không phát tán nhiều ra không khí mà quan trọng hơn, nó giúp thu hồi lượng bột sơn dư để tái sử dụng cho lần sơn tiếp theo. Buồng phun sơn có 2 loại:
Loại dành cho 1 súng phun (buồng phun đơn): Sử dụng 1 súng phun, vật sơn được treo, móc bằng tay vào buồng phun.
Loại dành cho 2 súng phun (buồng phun đôi, buồng phun đối xứng): Vật sơn di chuyển trên băng tải vào buồng phun, 2 súng phun ở 2 phía đối diện phun vào 2 mặt của sản phẩm. Để sơn và thu hồi bột sơn, ta cần có thiết bị phun sơn tĩnh điện, và một hệ thống cấp khí gồm máy nén khí và máy tách ẩm.
Để tiến hành quá trình phun sơn tĩnh điện, tất cả những sản phẩm trước khi treo lên băng tải sẽ được máy nén khí xịt sạch bề mặt sản phẩm. Hướng xịt bụi phải quay ra ngoài, không hướng vào mặt người khác hoặc quay vào phòng sơn.
Trước khi sơn bạn cần kiểm tra tất cả thiết bị phun bao gồm súng sơn, vòi phun, điện, hơi, tiếp mát, quạt hút buồng phun, đèn chiếu sáng... Khi sơn, tay súng sơn (GUN) luôn luôn phải vuông góc với vật cần sơn, khoảng cách từ súng sơn tới vật cần sơn là khoảng 10 - 15cm đối với phun tay, 20 - 25cm đối với súng phun tự động. Đối với phun sơn thủ công (phun tay), nên sơn góc cạnh trước, sơn mặt phẳng sau, sơn phía dưới trước, sơn phía trên sau.
Bước 3: Sấy khô bề mặt sơn tĩnh điện
Sau khi phun sơn, sản phẩm được đưa vào lò sấy, sấy ở nhiệt độ 180oC - 200oC trong 10 phút. Lò có nguồn nhiệt chính từ tia hồng ngoại hoặc burner với nguyên liệu đốt là khí gas.
Bước 4: Kiểm tra, đóng gói
Sau khi hoàn thành sấy khô, tiến hành kiểm tra thành phẩm trước khi đóng gói và chuyển đi các kênh phân phối.
Chúng tôi đã chia sẻ cho bạn đọc quy trình sơn tĩnh điện. Mong rằng những thông tin của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và ứng dụng công nghệ này vào sản xuất và cuộc sống
Tham khảo thêm dịch vụ của chúng tôi: Sửa chữa máy thổi khí, Sửa chữa bơm hút chân không trục vít, sửa chữa máy ép bùn ly tâm, Máy thổi khí shinmaywa, Máy thổi khí anlet, Máy thổi khí robuschi, máy thổi khí aerzen, máy thổi khí lontech...